Là một câu nói dễ dàng bắt gặp ở mọi quảng cáo, nhưng Tagline thường bị nhầm là Slogan. Nhiều người hiểu nhầm cho rằng Tagline và slogan là một. Tagline là gì? Điểm khác biệt giữa Tagline và Slogan? Hãy đọc thông tin trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Tagline là gì?
Tagline là một thuật ngữ thường được dùng cho chuyên ngành marketing. Nó thường là một câu nói ngắn gọn. Tagline được sử dụng để nói lên triết lý cũng như định vị về sản phẩm của công ty. Khách hàng dễ dàng bắt gặp cụm từ này ở cuối các mẩu quảng cáo hay cuối video quảng cáo.
Tagline thường được lặp đi lặp lại nhiều lần để nhằm mục đích gây ấn tượng với khách hàng. Khắc sâu vào trí nhớ của khách hàng về đặc điểm của thương hiệu.
Câu Tagline đầu tiên được xây dựng bởi Tom Bodett. Đoạn quảng cáo của ông sau khi ghi âm xong còn thừa vài giây. Để lấp đầy vài giây trống này, ông đã ngẫu hứng thêm vào một vài từ. Cụm từ được thêm vào là “We’ll leave the light on for you” (Chúng tôi luôn chờ đợi bạn) . Và thật đáng kinh ngạc, cụm từ được thêm vào ngẫu nhiên này đã để lại dấu ấn mạnh đối với nhiều người.
Ngày nay, hầu hết các sản phẩm, doanh nghiệp đều sử dụng Tagline. Tagline thường đi kèm với logo của thương hiệu. Một số Tagline nổi tiếng có thể kể tới như: “Just do it” của thương hiệu Nike, “Delighting You Always” của Cannon…..
2. Tagline thường sử dụng trong lĩnh vực nào
Tagline xuất hiện trong tất cả các lĩnh vực, mọi ngành nghề và đặc biệt dùng nhiều trong kinh doanh. Hầu hết các mẩu quảng cáo, video giới thiệu doanh nghiệp hay sản phẩm đều kèm theo Tagline.
Tagline có mặt trong mọi lĩnh vực
Tagline tạo ra dấu ấn riêng cho mỗi doanh nghiệp, khiến khách hàng nhớ tới thương hiệu. Lĩnh vực nào cần quảng bá thương hiệu, lĩnh vực đó sẽ sử dụng đến Tagline.
3. Cách tạo một Tagline thu hút
Rất nhiều nhãn hàng có sử dụng Tagline. Tuy nhiên không phải Tagline nào cũng mang tới sự thành công cho thương hiệu. Tạo ra một tagline ấn tượng, thu hút thực sự không dễ dàng. Để làm thành công, bạn cần lưu ý một số tips sau:
– Tagline phải ngắn gọn, xúc tích: Hãy bỏ ngay suy nghĩ một Tagline ngắn sẽ không thể giúp khách hàng hiểu chi tiết về sản phẩm. Không khách hàng nào có thể bỏ thời gian dể ghi nhớ những câu nói dài ở mỗi quảng cáo. Tagline cần sự ngắn gọn, mô tả nhanh nhất, dễ hiểu nhất cho người tiêu dùng về các thành phần. Tagline ngắn gọn cũng mang lại sự hài hòa hơn khi đặt cùng logo.
– Có sự sáng tạo: Điều cấm kỵ nhất khi tạo ra Tagline hay slogan đó chính là sự trùng lặp. Người tiêu dùng cảm thấy mơ hồ khi không phân biệt được các thương hiệu có Tagline giống nhau. Hãy sử dụng các câu Tagline có chứa động từ hướng người tiêu dùng tới lĩnh vực bạn mong muốn.
– Ngôn ngữ được sử dụng phải đơn giản, rõ ràng: Chúng ta đều biết quảng cáo hướng tới sự giải trí, thoải mái cho khách hàng. Vì vậy, Tagline chuẩn là câu nói được sử dụng các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu. Tránh những từ ngữ chuyên môn, khoa học, không phổ biến. Dù thông điệp bạn truyền tải rất hay nhưng cũng sẽ bị từ chối khi nó khó hiểu.
– Thân thiện, gần gũi: Tagline thường được khách hàng nhớ tới khi có sự gắn bó lâu dài với thương hiệu. Sự bền bỉ này được xây dựng dựa trên sự thân thiện, gần gũi của Tagline.
– Sinh động: Tagline nên có sự sinh động để mang ý nghĩa sâu sắc, thu hút hơn. Tuy nhiên đừng dùng những từ ngữ quá xa lạ để tạo nên sự sinh động. Nó sẽ gây ra phản tác dụng, đi ngược lại điều bạn đang mong muốn.
Khi nắm rõ các lưu ý trên, chắc chắn bạn sẽ hiểu rõ hơn về các tiêu chí của Tagline. Từ đó sẽ dễ dàng tạo ra một tagline có hiệu quả cao.
4. Slogan và Tagline có giống nhau không?
Như đã nói ở trên, rất nhiều người có sự nhầm lẫn giữa Slogan và Tagline. Lý do chủ yếu là do đây đều là câu nói ngắn, xúc tích. Chúng xuất hiện thường xuyên trong các chiến dịch marketing cho một thương hiệu. Tuy nhiên đây lại là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Slogan là một câu ngắn, mang thông điệp riêng. Thông điệp này thường nói về giá trị, sứ mệnh hay định hướng phát triển của sản phẩm. Slogan mang tính thuyết phục và hướng tới truyền tải chiến lược cho cả thương hiệu. Mục đích của slogan là định vị giá trị thương hiệu trong lòng khách hàng. Tạo ra sự khác biệt và giúp khách hàng phân biệt được thương hiệu với đối thủ cạnh tranh.
Sự khác biệt giữa tagline và slogan
Tagline cũng giữ một vai trò quan trọng không hề kém Slogan trong chiến lược marketing cho một thương hiệu. Các câu Tagline ngắn gọn có nhiệm vụ gây ấn tượng mạnh đối với người dùng về sản phẩm. Nó tạo ra các chuỗi hiệu ứng về cả giai điệu, hình ảnh hay âm thanh của sản phẩm. Tagline giúp khắc sâu hơn slogan, sản phẩm, thương hiệu trong lòng người dùng.
Điểm khác biệt tiếp theo giữa slogan và tagline đó là đối tượng hướng tới.
Slogan thường dùng cho sản phẩm, một chiến dịch marketing. Slogan có thể được thay đổi thường xuyên, theo từng chiến lược marketing khác nhau.
Tagline lại dành cho công ty, bao hàm toàn bộ ý nghĩa về sản phẩm, mục đích, hướng đi của công ty. Tagline thường ít thay đổi, có tính đặc trưng, lâu dài.
Có thể lấy ví dụ như: Tagline của Disneyland là The happiest place on Earth –nơi hạnh phúc nhất trên Trái Đất.
Disneyland là từng sử dụng rất nhiều slogan như: “Where dreams come true” (nơi giấc mơ thành hiện thực), “Where the magic began” (nơi bắt đầu huyền thoại ma thuật)….
Sự khác nhau về ngữ điệu và âm thanh:
Các câu Tagline không có một chuẩn mực nào nhất định. Nó có thể đáng yêu, hài hước hay nghiêm nghị…Nếu như có một đoàn xe diễu hành, Tagline sẽ là chiếc xe cuối cùng, báo hiệu sự kết thúc cho một quảng cáo. Đặc biệt Tagline không tạo được sự định vị cho thương hiệu.
Slogan lại thường được sử dùng từ theo một cách ẩn dụ, chơi chữ. Chú ý nhiều về mặt âm thanh, ngữ điệu. Slogan là yếu tố quyết định tới sự định vị thương hiệu trong lòng khách hàng. Nhắc tới slogan, người tiêu dùng sẽ nhớ ngay tới thương hiệu, sản phẩm của nhãn hàng đó.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận được vai trò của Tagline đối với doanh nghiệp. Nó mang tới sự thành công mà Tagline trong kinh doanh, tiếp thị sản phẩm. Nó tạo nên một luồng văn hóa mới được sử dụng cho mọi sản phẩm. Khi nhắc tới một sản phẩm đã có mặt lâu đời, gắn bó, Tagline là yếu tố đầu tiên được nhắc tới.
5. Nên sử dụng Slogan hay Tagline
Thật khó để chấm điểm về tầm quan trọng của Slogan và Tagline. Mỗi cụm từ lại mang những ý nghĩa, thông điệp khác nhau về thương hiệu. Nói cách khác, sự thành công của doanh nghiệp đều không thể thiếu một trong hai yếu tố này.
Nên lựa chọn slogan hay tagline cho sản phẩm của bạn?
Chính vì vậy, trong các quảng cáo, chiến dịch marketing sẽ có sự xuất hiện của cả slogan và tagline. Khách hàng vừa định hình được thương hiệu lại vừa ghi nhớ được thương hiệu đã gắn bó lâu dài.
Một cụm từ giúp khắc sâu sản phẩm vào tâm trí khách hàng. Một cụm từ lại mang tới cho khách hàng sự gắn bó, quen thuộc. Chúng là yếu tố tồn tại song hành, không thể tách biệt trong chiến lược quảng bá hình ảnh công ty.
Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu Tagline là gì. Qua đó, bạn chắc hẳn cũng phân biệt được hai khái niệm Slogan và Tagline. Chúc bạn sẽ tạo dựng được một tagline ấn tượng, mang lại hiệu ứng như mong muốn.