Slogan là gì? slogan hay cho công ty, slogan chất cho team, slogan hay cho nhóm, slogan tiếng anh hat. Ý nghĩa của slogan mang lại cho marketing của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Slogan tạo nên thương hiệu nổi tiếng. Chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề này dưới đây.
1. Slogan là gì?
Slogan trong tiếng anh được hiểu là dễ nhớ dưới dạng một câu văn ngắn. Nội dung của câu văn này mang một thông điệp nhất định. Nó thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp kinh doanh. Mục đích cuối cùng là hướng tới truyền thông cho một thương hiệu. Slogan có thể diễn tả một chân lý, một lời khẳng định hay giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
Slogan mang những đặc trưng giống như một tên thương hiệu: Ngắn gọn, dễ nhớ và đề cao âm thanh. Thông qua slogan khách hàng nhanh chóng ghi nhớ phân biệt được thương hiệu trên thị trường. Nói đơn giản hơn, slogan giúp định vị được thương hiệu trong lòng khách hàng.
Ngoài ra, slogan thường được sử dụng cách chơi chữ, mang tính ẩn dụ. Âm điệu thường thấy là mạnh mẽ hoặc mềm mại.
Nhiều người cho rằng, hình thành slogan rất dễ dàng. Tuy nhiên, để có thể gây ấn tượng với khách hàng và nổi bật hơn đối thủ. Nội dung của slogan thường được xây dựng tỉ mỉ qua nhiều bước. Đảm bảo vừa dễ nhớ lại vừa tạo được tiếng vang.
Không quá khi nói rằng, slogan là một yếu tố không thể thiếu trong marketing. Nội dung của slogan sẽ quyết định tới sự thành công hay thất bại của chiến dịch đó. Slogan được coi là một tài sản vô hình của công ty.
2. Ý nghĩa của slogan trong marketing
Hiện nay, không một đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh nào hoạt động mà không có slogan. Chỉ nguyên minh chứng này đã nói lên tầm quan trọng và ý nghĩa của slogan trong marketing. Slogan mang tới những ưu điểm như:
– Giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận hơn với khách hàng.
– Hình thành được dấu ấn riêng cho thương hiệu, sản phẩm trong trí nhớ của khách hàng.
– Khách hàng dễ dàng nhận biết được sản phẩm trên thị trường khi đã nhớ slogan của thương hiệu.
Ý nghĩa của slogan trong marketing
– Củng cố được thương hiệu và tạo sự khác biệt trong chiến dịch tiếp thị.
– Đóng vai trò quan trọng trong quảng bá thương hiệu do được sử dụng thường xuyên.
Ví dụ: Slogan của Biti’s là “Biti’s – nâng niu bàn chân việt”. Slogan đáp ứng được cái yếu tố ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ. Ngoài ra cũng nói lên được sản phẩm chính của công ty là giày, dép. Do đối tượng khách hàng khá rộng, khó khoanh vùng nên slogan này đã tập trung vào sản phẩm. Mang tới sự gần gũi, chiếm được thiện cảm của người tiêu dùng.
3. Cách tạo nên một slogan hiệu quả
Để tạo nên một slogan mang tới hiệu quả bùng nổ, bạn cần có những điều kiện cần và đủ sau.
Điều kiện cần: Nắm được cách tạo ra một slogan hiệu quả
3.1. Hiểu kỹ về thương hiệu của doanh nghiệp
Để đưa ra slogan cho một thương hiệu, yêu cầu đầu tiên là bạn phải hiểu về thương hiệu đó. Các thông tin cơ bản cần biết đó là: lịch sử hình thành công ty, tông giọng của công ty, sản phẩm kinh doanh chính…..
Slogan hướng tới sự khác biệt với công ty đối thủ và thể hiện sứ mệnh của công ty. Chính vì vậy, hãy tìm ra giá trị khác biệt của doanh nghiệp. Sự khác biệt này có thể là đặc trưng nổi bật mà các sản phẩm tương tự không có. Cũng có thểlà lợi ích sản phẩm mang tới cho khách hàng.
Cách để tạo nên một slogan hiệu quả
3.2. Nghiên cứu các slogan được yêu thích
Việc nghiên cứu các câu slogan của đối thủ hay các câu slogan nổi tiếng sẽ mang tới cho bạn nhiều lợi ích như:
– Tích lũy thêm nhiều thông tin. Thống kê được đặc điểm chung giữa những câu slogan nổi tiếng (ngắn, gọn, dễ nhớ, âm điệu…)
– Hạn chế tối đa sự trùng lặp về ý tưởng, nội dung với những slogan đã có.
– Dựa trên những điểm hạn chế ở slogan của đối thủ, đưa ra các ý tưởng độc đáo cho chính mình.
3.3. Định vị thương hiệu trên thị trường
Slogan hướng tới mục tiêu cuối cùng là gây ảnh hưởng tới khách hàng về thương hiệu cần quảng bá. Để làm tốt điều này, cần xác định rõ đặc điểm nhận diện của thương hiệu tại thời điểm đó.
Nếu bạn tạo một slogan cho thương hiệu mới, slogan nên là một lời chào mời. Slogan giới thiệu được sản phẩm mà công ty đang cung cấp. Nếu bạn tạo slogan cho một công ty lâu năm, uy tín, bạn cần trả lời câu hỏi: Tại sao phải thay đổi slogan? Sự thay đổi này mang tới lợi ích gì cho công ty?.
3.4. Liệt kê và tổng hợp lại tất cả các ý tưởng được bạn nghĩ tới
Nếu bạn làm việc theo nhóm, hãy ghi và tổng hợp ý tưởng của tất cả các thành viên. Sự sáng tạo là không giới hạn và không giống nhau ở mỗi cá nhân. Việc làm này sẽ mở thêm cho bạn nhiều hướng suy nghĩ mới.
3.5. Lựa chọn slogan thích hợp
Khi đã thống kê về các ý tưởng, việc bạn cần làm đó là lựa chọn là slogan tốt nhất. Slogan được lựa chọn dựa trên đáp án cho các câu hỏi: Slogan này có dễ nhớ? Nội dung của slogan đã truyền tải được thông điệp mong muốn? Slogan có thể hiện được sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh?
Điều kiện đủ: Để có một slogan hay, bạn cần nắm vững các nguyên tắc sau
– Slogan phải hướng tới một mục tiêu nhất định.
– Slogan phải ngắn gọn, dễ được khách hàng ghi nhớ.
– Slogan thân thiện, không chứa từ gây phản cảm với khách hàng.
– Slogan phải nhấn mạnh vào đặc trưng của sản phẩm, thương hiệu.
Khi đã hiểu rõ về các điều kiện nêu trên, bạn sẽ xây dụng được một slogan như ý. Đảm bảo sẽ mang lại thành công cho chiến dịch marketing mà bạn đang làm.
4. Một vài slogan ấn tượng
Có hàng trăm, hàng nghìn slogan khác nhau đã được đưa ra bởi các doanh nghiệp, công ty. Trong đó có những slogan thực sự ấn tượng, hầu hết khách hàng đều nhớ tới. Hãy cùng điểm lại một số slogan được yêu thích nhất:
4.1. Slogan của Dove
Real Beauty – Vẻ đẹp thực sự
Slogan này được ra đời vào năm 2004, đánh trúng vào tâm lý của các chị em phụ nữ. Họ cảm thấy được tôn trọng và hiểu được rằng cần dành thời gian cho cơ thể của mình.
4.3. Slogan của Apple
Think Different – nghĩ khác biệt
Bạn có thắc mắc slogan này thuộc về sản phẩm nào có Apple?. Đây là slogan thương hiệu, sử dụng từ năm 1997 đến năm 2002. Những năm chạy đà của Apple trước khi trở thành ông trùm đứng đầu ngành công nghệ.
Chính những sự khác biệt về suy nghĩ, thiết kế đa mang tới thành công vang dội cho Apple.
4.3. Slogan của Honda
The Power Of Dream – sức mạnh của giấc mơ
Slogan này của Honda đã đánh mạnh vào lý trí của người tiêu dùng. Ai cũng có giấc mơ và giấc mơ sẽ làm nên thực tế. Slogan này ra đời cùng với dòng xe Honda FCX Concept chạy bằng Hydrogen. Giấc mơ của người tiêu dùng là môi trường sạch, không khói bụi.
4.4. Slogan của Maybeline
Maybe She’s Born With It. Maybe It’s Maybelline
Ra đời vào năm 1991, slogan này đã tạo tiếng vang cho maybeline ngay tới tận thời điểm hiện tại. Thông điệp được gửi gắm tới khách hàng là hiệu quả của sản phẩm, vẻ đẹp của khách hàng. Mọi khách hàng sẽ trở nên xinh đẹp khi họ biết trang điểm và chú trọng vào bản thân.
4.5. Slogan của Nike
JUST DO IT – hãy làm đi
Slogan này được xây dựng dựa trên lời nói cuối cùng của tội phạm Gary Gilmore trước khi hành hình.
Slogan nổi tiếng của thương hiệu Nike
Slogan này đánh vào tâm lý của người tiêu dùng. Bạn có thể làm tất cả mọi điều khi sử dụng sản phẩm của Nike. Thành công sẽ tới khi bạn có trên mình một sản phẩm bất kỳ từ Nike.
=> Slogan này đã được bình chọn là slogan tốt nhất vào thế kỉ XX.
Bạn đã hiểu slogan là gì cũng như nắm được vai trò quan trọng của slogan? Hi vọng bạn sẽ đưa ra được một slogan như ý và thành công.