Đời sống xã hội ngày càng phát triển đi cùng với như cầu hàng hóa tăng cao. Mức độ cạnh tranh giữa các công ty là rất khốc liệt nên càng ngày càng có nhiều hình thức kinh doanh mới lạ được ra đời. Một trong số đó phải kể đến hình thức kinh doanh OEM. Vậy OEM là gì? Hàng OEM có gì khác so với những mặt hàng mà chúng ta hay mua? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. OEM là gì?
OEM là từ viết tắt của cụm từ “Original Equipment Manufacturer”, có nghĩa là “Nhà sản xuất thiết bị gốc”. Các công ty OEM là những công ty thực hiện các công đoạn sản xuất ra sản phẩm theo những thiết kế, thông số kỹ thuật. Những thông số này được một công ty khác đặt trước và sản phẩm làm ra sẽ được bán cho công ty đó. Công ty này sẽ chịu trách nhiệm phân phối. Nói theo một cách dễ hiểu hơn thì công ty OEM sẽ sản xuất thuê cho công ty khác. Với điều kiện tuân theo yêu cầu trong đơn đặt hàng của công ty đó. Sản phẩm sau đó được mang thương hiệu của công ty đặt hàng và tung ra thị trường như là sản phẩm của chính họ sản xuất.
OEM là khái niệm quen thuộc hiện nay
Ví dụ thực tế: Giữa 2 công ty chuyên về sản xuất linh kiện máy tính là Corsair và Seasonic. Corsair là khách hàng, ký hợp đồng đặt hàng Seasonic sản xuất ra một số mẫu nguồn máy tính (PSU). Tất cả tuân theo thiết kế và thông số kỹ thuật mà Corsair yêu cầu. PSU làm ra sẽ mang thương hiệu Corsair và được Corsair phân phối. Trong mối quan hệ này Seasonic đóng vai trò là một công ty OEM.
2. Hàng OEM là gì?
Có thể hiểu hàng OEM như ví dụ được nêu ở phần trên. Nhưng cũng có trường hợp hàng OEM là một thành phần trong sản phẩm. Công ty đặt hàng có thể chỉ đặt công ty OEM sản xuất một linh kiện trong sản phẩm mà thôi. Sau đó họ sẽ mang linh kiện này về lắp rắp. Hoặc sẽ phân phối đến nhà sản xuất phụ kiện tiếp theo của sản phẩm. Sản phẩm được phân phối sẽ mang thương hiệu của công ty đặt hàng, phân phối. Sản phẩm sẽ không mang thương hiệu của nhà sản xuất đầu tiên nữa.
Sản phẩm OEM thường có giá thành rẻ, cạnh tranh
Tại Việt Nam khi nói về hàng OEM sẽ có ý nghĩa khác. Có thể hiểu hàng này là hàng được lấy từ nhà máy sản xuất ra hoặc linh kiện chính hãng về lắp ráp. Tùy theo từng loại sản phẩm mà chất lượng của hàng OEM so với hàng chính hãng có sự khác biệt.
Ví dụ như mặt hàng loa và tai nghe. Có một vài đơn vị kinh doanh sẽ nhập các bộ phận máy móc từ nhà máy sản xuất chính hãng. Các bộ phận này được lắp ráp, đóng gói tại Việt Nam. Vì vậy nên độ tinh xảo, chất lượng có thể kém hơn so với hàng chuẩn được lắp ráp, đóng gói tại nhà máy sản xuất chính hãng. Tuy vậy sự chênh lệnh này là không lớn. Lý do vì linh kiện đều được sản xuất theo tiêu chuẩn của hãng.
Chính vì vậy mà các mặt hàng OEM thường có giá thành rẻ hơn.
Nhà sản xuất thứ 2 muốn cung cấp hàng hóa theo dạng OEM này thì phải đảm bảo ít nhất 2 tiêu chí sau:
– Phải đảm bảo về số lượng mà nhà cung cấp thứ nhất đã đưa ra. Điều này nhằm giúp đảm bảo doanh thu và đúng theo như đơn đặt hàng của nhà sản xuất thứ nhất.
– Nhà sản xuất thứ nhất sẽ không chấp nhận việc cho nhà sản xuất thứ 2 được mang hàng OEM ra bán lẻ. Hàng hóa phải được chế tạo ra thành thành phẩm rồi mới được dùng vào mục đích bán lẻ.
Cần phân biệt giữa OEM chính hãng và fake
Hiện nay các ngành nghề như lắp ráp, phân phối linh kiện như lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử, linh kiện đang rất phát triển. Thị trường có rất nhiều công ty tham gia kinh doanh trong lĩnh vực đó. Vì vậy nên chủng loại hàng hóa cũng rất đa dạng và nhiều loại khác nhau như: linh phụ kiện chính hãng, linh phụ kiện đã qua được qua sử dụng. Đặc biệt có cả linh phụ kiện là hàng nhái, hàng kém chất lượng dưới mác hàng OEM. Nếu không phải là người tiêu dùng thông thái thì bạn sẽ rất khó để phân biệt được. Sẽ có khả năng bạn mua phải hàng nhái, hàng giả mà phải trả mức giá của hàng chính hãng.
Phân biệt giữa hàng OEM chính hãng và hàng OEM fake không phải là điều dễ dàng. Điều này đòi hỏi người tiêu dùng phải thật nhạy bén và có kiến thức tốt về sản phẩm. Việc này để tránh việc mua hàng không xứng với số tiền mình bỏ ra.
3. Sự khác biệt giữa OEM với kinh doanh truyền thống
Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa mô hình kinh doanh OEM với mô hình kinh doanh truyền thống đó chính là ở khâu sản xuất. Lựa chọn phương thức OEM sẽ giúp cho công ty qua toàn bộ hoặc một phần trong các công đoạn sản xuất. Qua đó chi phí đầu tư ban đầu để cho một doanh nghiệp hoạt động dường như không quá lớn. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là yếu tố sống còn với các doanh nghiệp Start-up. Đó cũng chính là điểm đã tạo nên cho OEM những lợi thế tuyệt vời.
Việc triển khai đồng thời nhiều ý tưởng kinh doanh và đưa vào thử nghiệm cùng lúc nhiều sản phẩm sẽ giúp thâm nhập và khai thác thị trường một cách nhanh chóng và có hiệu quả cao. Mặt khác, về phía công ty sản xuất OEM sẽ được tiếp cận với nhiều thành quả nghiên cứu và các công nghệ mới.
Sản xuất theo quy trình OEM mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
Thực tế cho thấy nhiều công ty OEM qua thời gian dài làm nhà sản xuất đã vươn mình để phát triển R&D và chuỗi cung ứng phân phối. Từ đó ra mắt sản phẩm riêng của hãng. Vì thế, để tránh tình trạng ăn cắp công nghệ, ăn cắp chất xám. Các công ty đặt hàng cần phải lựa chọn nhà sản xuất và nhà cung ứng có uy tín và đáng tin cậy.
4. So sánh giữa OEM và ODM
ODM là viết tắt của cụm từ “Original Design Manufacturer”, có nghĩa là “nhà sản xuất thiết kế gốc”. ODM dùng để chỉ các công ty, công xưởng chuyên về đảm nhiệm việc thiết kế, xây dựng các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Nếu 1 công ty gặp những khó khăn trong việc thiết kế sản phẩm thì các công ty ODM sẽ phát huy vai trò của chúng.
ODM giúp những ý tưởng của khách hàng trở thành một thiết kế thực sự, từ đó bắt đầu để sản xuất sản phẩm. Theo nhu cầu của thị trường, những năm gần đây chứng kiến số lượng các công ty ODM tăng mạnh trên phạm vi toàn cầu. Một công ty ODM có thể có nhiều đối tác khác nhau, từ đó sẽ đảm nhận một phần quan trọng trong quá trình sản xuất.
Sau khi tìm hiểu OEM là gì, ODM là gì, bạn sẽ dễ dàng hình dung được sự khác nhau giữa 2 hình thức này. Điểm khác biệt lớn nhất giữa chúng là các công ty OEM sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất thực tế. Ngược lại, các công ty ODM thường sẽ chỉ tham gia trong quá trình thiết kế sản phẩm.
Do vậy, khi muốn thu hút một nguồn khách hàng lớn thì các công ty ODM thường phải mua lại các nguyên mẫu từ công ty khác. Vậy nên khi bạn thấy một công ty chỉ đăng các bài quảng bá sản phẩm mà không hề có bất kỳ hướng dẫn nào để đặt mua các sản phẩm đó thì khả năng lớn đó chính là công ty ODM.
Như vậy, khái niệm OEM là gì? Hàng hóa OEM là gì đã được chúng tôi lý giải một cách ngắn gọn, cụ thể và đầy đủ qua bài viết trên. Hy vọng qua đó đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích và đáng giá.