Đi cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội và xu hướng toàn cầu hóa, ngành Logistics đã được ra đời. Chỉ trong thời gian ngắn, logistics đã trở nên phổ biến và thu hút được nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang cảm thấy mơ hồ khi không biết logistics là gì? Đặc điểm của ngành này? Những vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Logistics là gì?
Có thể hiểu đơn giản rằng, logistics là một chu trình khép kín của các hoạt động: lưu trữ, đóng gói, xuất kho, luân chuyển hàng hóa……Chức năng của logistics là đưa hàng hóa, dịch vụ từ nơi cung cấp đến với người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất.
Hiện tại, logistics đang được sử dụng như một từ Việt hóa do Tiếng Việt chưa có thuật ngữ tương đương với cụm từ này.
Các doanh nghiệp có áp dụng logistics sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí trong vận chuyển, đóng gói hàng hóa. Khi đó, sản phẩm sẽ có giá thành rẻ hơn, tăng khả năng cạnh tranh.
2. Lịch sử logistics
Logistics bắt nguồn từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Logistikas là tên gọi sơ khai của logistics để chỉ những chiến binh điều phối vũ khí và nhu yếu phẩm đến doanh trại cho đoàn quân. Đây là một câu việc hậu cần mang tính chất quyết định đến thành bại của một cuộc chiến. Do đó, cả hai bên giao chiến đều muốn phá hủy tuyến hậu cần này để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Vì thế, những chiến binh logistikas là như là hệ tuần hoàn máu của cơ thể.
Logistics bắt đầu mạnh mẽ trong thế chiến thứ hai. Quân đội Mỹ và Đồng minh đã xây dựng một hệ thống logistics hoàn hào, phát huy đầy đủ năng lực của mình. Nhờ vậy, mà dù có giao chiến ở một chiến trường xa như Đức thì Mỹ và Đồng minh vẫn giữ vững được hậu phương và tuyền tuyến.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, logistics đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Ngày nay, logistics là một hệ thống quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, khi kinh tế thị trường mở ra một trang mới, thì logistics lại càng cần thiết để vận hành trơ tru hệ thống xuất nhập khẩu hàng hóa.
3. Học logistics có thể làm nghề gì?
Do là ngành học khá mới mẻ, nên nhiều bạn trẻ đang thắc mắc học logistics có thể làm ngành nghề nào?
Dựa trên chức năng của logistics, dễ dàng thấy rằng nhân viên logistics là người chuyên trách các công việc trong chu trình khép kín của hàng hóa. Có nghĩa là làm các công việc liên quan đến cung ứng, sản xuất, đóng gói hàng hóa…..
Các vị trí công việc cụ thể đó là:
- Nhân viên kinh doanh về mảng xuất nhập khẩu.
- Nhân viên quản lý hàng hóa.
- Nhân viên điều hành hoạt động vận chuyển, vận tải.
- Nhân viên xuất nhập khẩu.
- Nhân viên thu mua.
- Nhân viên kinh doanh về Logistics.
4. Các cấp bậc của nghề logistics
– Logistics Officer ($300 – $700): Vị trí này không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, bạn có thể ứng tuyển vị trí này ngay khi bạn vừa mới ra trường. Mức lương khởi điểm của một nhân viên Logistics khá cao so với mặt bằng chung, khoảng 6-7 triệu/ tháng.
– Logistics Supervisor ($1000 – $1500): Bạn có thể được cất nhắc lên vị trí này khi đã có trong tay 1-2 năm kinh nghiệm, tùy công ty mà bạn sẽ phụ trách vị trí Logistics Supervisor hoặc thăng tiến trực tiếp lên Logistics Manager.
– Logistics Manager ($1000 – $4000): Để trở thành Logistics Manager, bạn phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm cùng khả năng nói và viết tiếng Anh lưu loát. Mức lương có thể chênh lệch tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp nhưng mức cao nhất bạn nhận được có thể lên đến $4000, thậm chí hơn $5000.
– Logistics Director ($4000 – $6000): Là người đứng đầu, quản lý, phân bổ và kiểm soát hoạt động Logistics trong công ty, bạn phải nằm lòng nghiệp vụ và có trên 8 năm kinh nghiệm. Nhiều công ty không có vị trí này mà chuyển thẳng lên thành Supply Chain Director.
– Supply Chain Director ($5000 – $7000): Đúng như tên gọi của mình, Supply Chain Director (Giám đốc chuỗi cung ứng) sẽ phụ trách tất cả các hoạt động Logistics liên quan đến chuỗi cung ứng không chỉ trong nước mà còn có thể ở phạm vi quốc tế. Trách nhiệm cao, đòi hỏi cũng nhiều nhưng mức lương bạn nhận được là hoàn toàn xứng đáng.
5. Sự phát triển logistics tại Việt Nam hiện nay
5.1. Các trường đại học đào tạo chuyên ngành logistics uy tín nhất
Logistics chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam cách đây khoảng 30 năm. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của logistics rất lớn nên hiện nay đã có nhiều trường đại học đang đào tạo ngành học này. Có thể điểm lại một số trường học uy tín về ngành này như:
- Trường đại học Ngoại thương Hà Nội
- Trường đại học Hàng Hải
- Trường đại học giao thông vận tải tại Hồ Chí Minh
- Trường đại học quốc tế – đại học Quốc gia Hồ Chí Minh
- Trường đại học RMIT.
Bạn muốn thử sức với một ngành học mới? Bạn muốn khám phá những thế mạnh riêng của bản thân? Vậy thì logistics là sự lựa chọn tuyệt vời và phù hợp cho bạn.
5.2. Logistics đang phát triển như thế nào tại Việt Nam?
Chỉ với 30 năm xuất hiện tại Việt Nam, logistics gây ấn tượng mạnh khi có tốc độ phát triển đạt tới 35 – 40%. Theo thống kê thì hiện nay có khoảng 1500 doanh nghiệp đang hoạt động các dịch vụ, ngành nghề có liên quan tới lĩnh vực logistics.
Với sự bùng nổ nhanh chóng, logistics đã mang tới cơ hội cho nhiều người cá nhân. Dự tính trong khoảng 3 năm tới, lĩnh vực này cần thêm khoảng gần 20.000 lao động. Có thể thấy, cơ hội việc làm của logistics đang được mở rộng với mức lương không hề thấp.
Bên cạnh ưu thế về cơ hội việc làm, mức lương được hưởng, logistics cũng có nhiều yêu cầu đối với người muốn làm trong lĩnh vực này. Quan trọng hơn cả đó là trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, sức khỏe tốt. Do các ngành nghề liên quan tới logistic đều phải thường xuyên di chuyển, giao tiếp với khách hàng nước ngoài.
Logistic đang mở ra những cơ hội, thách thức mới cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và cơ hội việc làm cho mỗi cá nhân nói riêng. Lời giải đáp cho câu hỏi logistic là gì đã được cung cấp đầy đủ qua bài viết trên. Hi vọng bạn đã hiểu hơn về logistics và những ưu thế của lĩnh vực này.