GDP là gì mà thuật ngữ này được nhiều người trí thức trong giới kinh doanh nhắc đến. GDP là từ được sử dụng khá phổ biến trên báo đài. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng biết ý nghĩa của từ này. Vậy khái niệm GDP được định nghĩa như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu GPD là gì qua nội dung bài viết sau đây.
1. GDP là gì?
GDP là chữ viết tắt thay cho cụm từ tiếng anh Gross Domestic Product. Cụm từ này có nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội của một quốc gia được sản xuất ra tính theo đơn vị thời gian nhất định, thường là một năm. Sản phẩm này là hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất trong phạm vi của quốc gia đó.
GDP được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1937 tại hội nghị Quốc Hội Hoa Kỳ. Đến năm 1944, khái niệm này được sử dụng phổ biến hơn. Rất nhanh chóng, GDP được coi là tiêu chuẩn để đo lường sự phát triển kinh tế cho một quốc gia.
Để thuận tiện cho việc quản lý và đánh giá sự phát triển của nền kinh tế, GDP được chia làm R –GDP và N – GDP. Hai khái niệm này được dùng để ám chỉ tổng sản phẩm nội địa của địa phương và của quốc gia.
2. Cách tính GDP
Có nhiều cách để tính GDP như: Tính theo phương pháp chi tiêu, tính theo phương pháp thu nhập hay tính theo giá trị gia tăng. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về mỗi phương pháp.
2.1. GDP tính theo chi tiêu
Khi sử dụng phương pháp này, GDP là tổng số tiền được các hộ gia đình trong một quốc gia dùng để mua hàng hóa cùng với sự xuất khẩu ròng sang quốc gia khác.
Cụ thể: GDP = C+ I + G + (X – M)
- C là viết tắt cho cụm từ consumption: Là tất cả các khoản chi phí được các hộ gia đình dành cho việc mua dịch vụ, hàng hóa cuối cùng.
- I là viết tắt cho cụm từ Investment nghĩa là tổng đầu tư của tư nhân trong nước.
- G viết tắt của cụm từ Government purchases: Tổng chi phí dành cho chính quyền từ trung ương tới địa phương của chính phủ.
- X: Giá trị xuất khẩu.
- M: Giá trị nhập khẩu.
Cần ghi nhớ rằng, C, I, G không được tính cho các dịch vụ trung gian. Các giá trị này dành cho dịch vụ cuối cùng.
2.2. Tính theo thu nhập
Tổng thu nhập từ tiền lương, lợi nhuận, tiền thuế và tiền lãi sẽ là giá trị của GDP tính theo phương pháp thu nhập. Đây được coi là chi phí dành cho việc sản xuất các sản phẩm xã hội cuối cùng.
Công thức: GDP = W + R + i + Pr + Ti + De
Với:
- Wage: Tiền lương
- Rrent: Tiền cho thuê tài sản
- Interest: Tiền lãi thu được
- Profit: Lợi nhuận thu được
- Ti: Thuê gián thu dòng
- De: Sự khấu hao đối với tài sản cố định
2.3. Tính theo giá trị gia tăng
Phương pháp này bao gồm giá trị gia tăng của một ngành, của doanh nghiệp và sự tăng thêm của kinh tế.
Giá trị gia tăng dành cho doanh nghiệp = Hiệu giá trị tính theo thị trường của sản phẩm đầu ra so với giá trị được chuyển vào sản phẩm tính theo đầu vào.
- Giá trị gia tăng tính cho một ngành = ∑VAi (i=1,2,3,..,n)
Trong đó
n: Tổng số doanh nghiệp của ngành
VAi: giá trị của doanh nghiệp I được gia tăng thêm
- Giá trị của nền kinh tế gia tăng them =∑ GOj (j=1,2,3,..,m)
Với m: số ngành có trong nền kinh tế
GOj: giá trị gia tăng đối với ngành kinh tế j.
3. GDP danh nghĩa và GDP thực tế là gì?
Ngày nay, đang có hai khái niệm được dùng khá phổ biến là GDP thực tế và GDP danh nghĩa. Vậy thực chất hai khái niệm này được định nghĩa như thế nào?
GDP danh nghĩa được tính theo giá trị hiện hành của dịch vụ và sản lượng hàng hóa cuối cùng. Sử dụng GDP danh nghĩa khi muốn nói tới sản lượng kinh tế của quốc gia không phải điều chỉnh về vấn đề lạm phát.
Ngoài ra, nếu chỉ dựa vào GDP danh nghĩa, rất khó để đánh giá được nguyên nhân dẫn tới việc tăng lên về giá cả. Các chuyên gia kinh tế sẽ không biết được rằng đây là kết quả của việc thay đổi quy mô sản xuất hay do giá cả leo thang. Để giải quyết vấn đề này, GDP thực tế đã được ra đời.
Phân biệt các khái niệm về GDP
GDP thực tế còn có tên gọi khác là GDP theo giá so sánh. Trong đó, khái niệm này thường được tính theo năm nghiên cứu.
GDP thực tế bằng tổng sản lượng, hàng hóa cuối cùng. Việc so sánh GDP thực tế của một quốc gia qua nhiều năm mang lại ý nghĩa quan trọng. Đây là cơ sở để đánh giá xem nền kinh tế của một quốc gia có tăng trưởng hay không.
Như đã biết, tỷ lệ lạm phát luôn là số dương nên GDP thực tế sẽ nhỏ hơn GDP danh nghĩa. Sự chênh lệch giữa hai loại GDP này sẽ nói lên tỉ lệ lạm phát đang tăng hay giảm. Cụ thể, nếu GDP danh nghĩa lớn hơn, tỉ lệ lạm phát sẽ tăng. Nếu GDP thực tế lớn hơn, tỷ lệ lạm phát đang giảm.
4. Ý nghĩa của GDP
Không phải ngẫu nhiên mà GDP được lựa chọn làm thước đo cho nền kinh tế. Cụ thể là để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Con số này mang tới nhiều ý nghĩa như:
– Giúp các nhà đầu tư đánh giá được tốc độ phát triển của một quốc gia. Từ đó đưa ra quyết định về việc có nên đầu tư cho quốc gia đó.
– Dễ dàng so sánh được tốc độ phát triển giữa nhiều quốc gia.
Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam qua các năm 2011-2018
– Các nước có GDP cao sẽ là đất nước đang có tốc độ tăng trưởng nhanh. Từ đó sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư mua cổ phần.
– GDP phản ánh chất lượng của nền kinh tế. GDP cao đồng nghĩa với việc đất nước đó có tỉ lệ thất nghiệp thấp, mức lương dành cho người lao động cao. Tăng cơ hội cho người lao động vì doanh nghiệp cần nhiều lao động.
– Khi tổng giá trị hàng hóa bán cho nước ngoài lớn hơn tổng giá trị hàng hóa được mua bởi người tiêu dùng trong nước. Giá trị GDP sẽ tăng và ngược lại, nếu nhỏ hơn nghĩa là giá trị GDP sẽ giảm.
– Một đất nước được đánh giá là đang suy thoái khi GDP âm ít nhất từ hai quý liên tiếp trở lên. Lúc này, cần đưa ra các biện pháp để phát triển kinh tế, hạn chế sự suy thoái. Các biện pháp thường dùng để giảm suy thoái là in thêm tiền, giảm lãi suất….
5. Hạn chế của GDP
Tổng sản phẩm nội địa mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Trong đó, GDP phản ứng trực tiếp nền kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên GDP cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định như:
– GDP không phản ánh mức sống của một đất nước: Một số quốc gia có GDP lớn nhưng mức sống lại thấp (ví dụ Trung Quốc). Khi đó quốc gia này chỉ được coi là có thu nhập trung bình. Chính vì vậy không thể đánh giá mức sống thông qua GDP.
– GDP không dành cho nền kinh tế chợ đen: Kinh tế chợ đen là cách nói khác để nói về các mặt hàng, sản phẩm được mua bán bất hợp pháp. Có thể kể tới như buôn bán ma túy, mại dâm…..
GDP không phản ánh toàn diện sự phát triển của một quốc gia
– GDP không được tính cho các hình thức lao động không có báo cáo: Các hình thức lao động không được báo cáo bao gồm giúp việc, chăm trẻ em, dọn dẹp nhà cửa…
– GDP không tính tới chi phí môi trường: Ví dụ cho vấn đề này là việc sử dụng các sản phẩm từ nilon hay nhựa. Các sản phẩm này được sản xuất và buôn bán trong thời gian dài. Gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường. Nhưng chi phí dành cho việc khắc phục môi trường do tác hại của những sản phẩm này mang lại thì không được xét tới.
Cần hiểu rõ về những điểm còn hạn chế của GDP để tránh nhầm lẫn khi tính toán, đánh giá về một nền kinh tế.
Lời giải đáp cho câu hỏi GDP là gì đã được trình bày chi tiết qua nội dung của bài viết trên. Chắc hẳn bạn đã hiểu về khái niệm tổng sản phẩm quốc nội, cách tính GDP theo nhiều phương pháp khác nhau. Hi vọng bạn đọc đã có thêm cho mình nhiều thông tin bổ ích về GDP.