Nếu là một người đam mê công nghệ thì chắc hẳn các bạn đã nghe qua cụm từ FPS. Tuy nhiên, để hiểu FPS là gì và tác dụng của nó như thế nào thì không phải ai cũng nắm được. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời đó qua bài viết dưới đây.
1. FPS là gì?
FPS là cụm từ viết tắt của thuật ngữ Frame Per Second. Dịch ra tiếng Việt là số Frame (khung hình) hiển thị trong một giây. FPS là một thông số đo lường số lượng hình ảnh mà bộ xử lý đồ họa GPU có thể render (kết xuất) và hiển thị trên màn hình trong mỗi giây.
FPS là gì?
Ví dụ minh họa: nếu ta chơi một trò chơi với tốc độ FPS bằng 5 thì chúng ta sẽ chỉ thấy 5 hình ảnh trôi qua trong mỗi giây. Trải nghiệm này sẽ giống như chúng ta đang xem 1 bộ phim bằng chiếc đĩa CD xước vậy. Khung hình trồi sụt sẽ gây ra hiện tượng giật hình và một trò chơi sẽ không thể chơi được ở tốc độ FPS như vậy. Chỉ số FPS càng cao thì hình ảnh hiển thị sẽ càng mượt mà hơn, không còn cảm giác bị giật màn hìn. Ngoài ra FPS cao còn chứng tỏ bạn có 1 hệ thống máy tính mạnh hoặc GPU thuộc hàng “khủng”.
2. FPS cao có tốt không?
Như đã nói ở trên, FPS càng cao, hình ảnh hiển thị sẽ càng mượt mà hơn. Ngoài khả năng phản hồi, tốc độ khung hình cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm hình ảnh mà chủ yếu là các hiệu ứng chuyển động. Nếu một game có hỗ trợ các hiệu ứng chuyển động tự nhiên thì chúng sẽ xuất hiện liên tục khi tốc độ khung hình cao. Tốc độ FPS cao đồng nghĩa với việc bạn sẽ nhìn thấy nhiều khung hình hơn ở trên màn hình trong một giây. Do đó bạn có thể phản ứng nhanh hơn với mọi thay đổi đang diễn ra trong game. Bởi vì môi trường ảo của game luôn thay đổi liên tục đòi nên đòi hỏi bạn phải quan sát và phân tích nó tốt hơn trong thời gian thực. Hầu hết mọi ý kiến đều đồng ý rằng FPS cao hơn thì chắc chắn sẽ tốt hơn. Tuy vậy trong thực tế có một số trường hợp mà FPS thấp hơn lại là ưu điểm. Có thể kể tới các ví dụ sau:
– Khi hệ thống máy tính của bạn chạy rất ì ạch và khó khăn để duy trì tốc độ khung hình ổn định, bạn nên thiết lập lại các cài đặt để giới hạn tốc độ FPS ở mức thấp hơn. Bằng cách này, máy tính của bạn sẽ làm việc tối ưu hơn và bạn sẽ có trải nghiệm mượt mà hơn.
– Khi GPU và màn hình không đồng bộ được với nhau về tốc độ làm tươi (Refresh Rate) thì sẽ xảy ra hiện tượng xé hính (Tearing). Nguyên nhân tới từ việc GPU xuất ra qua nhiều khung hình so với khả năng hiển thị của màn hình. Để khắc phục được vấn đề này, bạn cần giảm bớt FPS bằng cách bật chế độ V-sync giữa GPU và màn hình.
3. Làm thế nào để tăng FPS
Tùy theo nhu cầu, mục đích về hệ thống mà bạn sử dụng thì sẽ có những biện pháp khác nhau để tăng FPS. Chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp cơ bản để làm tăng FPS phục vụ cho nhu cầu thường ngày như giải trí, xem phim, chơi game,…như sau:
– Nâng cấp Driver: Các hãng sản xuất phần cứng, nhất là VGA luôn cập nhật driver cho sản phẩm liên tục. Các driver mới sẽ giải quyết các lỗi còn tồn tại, giúp tăng hiêu năng cho sản phẩm. Từ đó máy tính của bạn sẽ hoạt động trơn tru hơn cũng như giúp chơi game đạt hiệu quả cao nhất. Các bạn có thể tải driver trực tiếp từ trang chủ của nhà sản xuất hoặc sử dụng phần mềm của bên thứ 3 (khuyến khích tải trực tiếp).
– Dọn rác trong máy tính: Trong quá trình bạn sử dụng máy tính sẽ sản sinh ra nhiều file tạm thời. Khi dung lượng bộ nhớ tạm đầy thì sẽ khiến máy tính hoạt động chậm lại, từ đó FPS cũng bị tụt đi. Hãy dọn rác trong máy tính thường xuyên để tăng hiệu suất cho máy bạn nhé.
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin giúp chúng ta trả lời câu hỏi “FPS là gì?” cũng như ý nghĩa và các thông tin liên quan tới nó rồi. Hy vọng qua đó sẽ giúp cho các bạn có thêm kinh nghiệm khi xây dựng hệ thống máy tính của mình cũng như những trải nghiệm khi sử dụng. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!